Những câu chuyện của sự thay đổi

Quay lại

Tôi học được rằng việc la mắng hoặc đánh đòn khi con làm gì sai sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần của đứa trẻ. Con sẽ thù ghét tôi. Đó là điều tôi thực sự không muốn

“Nuôi dạy con cái chính là yêu thương và chăm sóc con cái của bạn. Nhưng làm cha làm mẹ là công việc không hề dễ dàng. Đôi khi bạn cảm thấy rất bực mình! Cùng với niềm vui khi nuôi con, các bậc cha mẹ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trên chặng đường nuôi dạy con cái, những khoảng thời gian đầy thử thách có thể mang đến cho các cha mẹ cơ hội học hỏi và trưởng thành hơn”

“Tôi tham gia một lớp học nuôi con khi con gái được 1 tuổi. Ban đầu, tôi chỉ muốn biết cách họ cho con ăn. Tuy nhiên, sau khi được tìm hiểu nhiều hơn, tôi nhận ra rằng có rất nhiều kỹ năng nuôi dạy con cái rất quan trọng khác. Nhưng tôi lại không có chúng”

Bố Phú nhận ra hành động của mình có tác hại đến bản thân ông và đứa trẻ.

Ông quyết định bỏ rượu và đảm nhận trách nhiệm nuôi đứa con của mình.

“Sau hai năm quan sát trường hợp của bọn họ, đến giờ bố và con thậm chí còn dành thời gian chơi và ngủ cùng nhau”

Thu, một nhân viên công tác xã hội phụ trách gia đình Phú

“Tôi muốn Phú trở thành một người đàn ông tốt hơn tôi, tôi muốn nó có một cuộc sống tốt đẹp hơn của tôi”

Cuộc sống của chúng tôi giờ đã khá hơn và giờ đây Phú biết rằng mình phải chọn những người bạn tốt để chơi cùng. Những người có thể hỗ trợ nó đi học và giúp nó trở thành một đứa bé ngoan

Trong quá trình nghiên cứu một số rào cản còn được đề cập đến, bao gồm sĩ số lớp học lớn, thiếu quan tâm đến chương trình đào tạo giáo viên và thiếu chú trọng trong việc soạn chương trình giảng dạy

Các giáo viên, hiệu trưởng và ban giám hiệu nơi trường học khi tham gia nghiên cứu của UNICEF

đã nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong việc xác định và hỗ trợ học sinh về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

“Hồi đó con thích chơi trò điện tử vì ở đó mọi thứ dường như đều có thể thành thật. Nhưng khi thấy ông đau buồn, con không còn muốn trở thành gánh nặng thêm cho ông”

“Tôi mừng vì Thịnh đã ý thức hơn về sự nguy hiểm và rủi ro khi tham gia vào các trò chơi trực tuyến. Những lần đến thăm gần đây, có thể thấy rõ em đã cải thiện. Em đã tích cực tham gia vào cuộc sống hơn.
Em ấy là một cậu bé tò mò,
có sự kết nối và nhận thức tốt
với thực tế xung quanh mình.
Em đã thậm chí giúp ông
làm những công việc gia đình.
Hai ông cháu thích dành
thời gian bên cạnh nhau
sau giờ học”

“Tôi đến thăm Thịnh để đánh giá hoàn cảnh gia đình em khi nhận được tin báo về trường hợp của em từ những người trong cộng đồng. Bên cạnh thiếu thốn sự chăm sóc của cha mẹ, Thịnh chịu tổn thương về tinh thần và chọn thu mình vào trong thế giới ảo”

Linh, nhân viên xã hội phụ trách trường hợp của Thịnh

Đứa trẻ trở nên nghiện các trò chơi điện tử - một cách đối phó không lành mạnh mà nhiều thanh thiếu niên sử dụng như lối thoát khỏi những tình cảnh đau đớn mà các em đang phải trải qua trong cuộc sống

Trẻ em trai ở Việt Nam có tỷ lệ rối loạn hành vi cao hơn và trẻ em gái có tỷ lệ mắc các vấn đề cảm xúc, như lo âu và trầm cảm, cao hơn.

Nhiều học sinh dân tộc thiểu số phải chịu cảnh đói nghèo, bị phân biệt đối xử và bị đẩy về bên lề xã hội, vì thế nên các em có nguy cơ bỏ học cao và sức khỏe tâm thần kém. Những người có nhiệm vụ cố vấn và định hướng học sinh phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tiếp cận và giành được sự tin cậy của các gia đình dân tộc thiểu số.

Năm 9 tuổi, Hân bị một người quen lạm dụng tình dục. Hắn cho em đồ ăn vặt và bắt cóc em bằng xe máy.

Em không muốn gặp bất kỳ ai. Chúng tôi được biết từ bà nội rằng Hân không nói chuyện với ai. Em ấy cũng không thể ngủ ngon vì thường xuyên gặp ác mộng

Em gặp khó khăn nói chuyện về những gì em phải trải qua và cảm xúc của mình. Nhận thấy Hân giỏi vẽ, Trinh - nhân viên xã hội của em - đưa giấy. bút và khuyến khích em vẽ những gì em đang nghĩ trong đầu

“Thông qua tranh vẽ, chúng tôi đã có thể nói về những gì em trải qua và cảm xúc của em khi nghĩ về chuyện ấy. Em đã khóc rất nhiều”

Trinh đến gặp Hân hàng ngày trong suốt một tuần, cung cấp cho em sự chăm sóc cần thiết cho đến khi em bình tĩnh trở lại

Cần phải nâng cao nhận thức trong xã hội để thúc đẩy sức khỏe tâm thần tích cực, xóa bỏ kỳ thị, và khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên tiếp cận với bạn bè, gia đình và các chuyên gia khi đối mặt với những thách thức về sức khỏe tâm thần.

Nhận thức về sức khỏe tâm thần cũng cần thiết để giúp cha mẹ, giáo viên và những người lớn quan tâm khác xác định các dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ em hoặc thanh thiếu niên có thể đang gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Hân đang học rất tốt ở trường. Em được khen thưởng học sinh xuất sắc trong suốt hai năm qua. “Con đạt giải nhì cuộc thi vẽ ở trường”, Hân tự hào khoe.

“Con sẽ cố gắng học hết cấp 2 và xem mình có thể làm được những gì. Biết đâu con sẽ theo học một nghề, để sau này có thể tìm được một công việc tốt”

Ở lớp tôi, có một học sinh nam, vào năm lớp 8, em tự nhiên học tập chểnh mảng, hay trốn học chơi game, hay nổi cáu đánh bạn

“Em bị ảnh hưởng bởi hành vi bạo lực của ba đối với mẹ, một người khuyết tật, thương mẹ nhưng em không biết làm gì, ức chế nên mới như vậy”

“Nếu như trước đây, theo quy chế tôi sẽ báo cáo với Hội đồng nhà trường để kỷ luật em đó ngay. Nhưng bây giờ tôi đã có cách làm việc khá. Tôi đã dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa đằng sau những hành vi của em”

“Tôi đã có những giải pháp tiếp cận và thuyết phục hợp lý đối với em và cả bố của em. Tôi thật sự vui vì ba em đã thay đổi, em cũng thay đổi tích cực, không cáu gắt, nổi nóng, hòa đồng với bạn bè và kết quả học tập tốt trở lại”

Học sinh ở Việt Nam thường không cảm thấy thoải mái khi đến gặp giáo viên để tìm kiếm hỗ trợ về mặt cảm xúc trong học tập hoặc trong xã hội

Nhiều giáo viên vẫn chọn các hình thức kỷ luật về mặt thể chất để trừng phạt học sinh, dù đã chính thức bị cấm

Sức khỏe tinh thần của học sinh có thể được củng cố bằng cách:

Thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh

Loại bỏ việc áp dụng kỷ luật thể chất

Giảm áp lực học tập

Thúc đẩy sự kết nối của học sinh với trường học

Thúc đẩy lòng tốt và mối quan hệ tích cực giữa học sinh với nhau

“Mọi việc sẽ đơn giản và tốt đẹp hơn khi chúng ta biết mở lòng, chia sẻ và thực sự tôn trọng những sự khác biệt”

“Những chủ đề về “tôn trọng sự đa dạng và khác biệt về giới” giúp con và các bạn hiểu rõ bên cạnh 2 giới Nam và Nữ còn có một cộng đồng có các bản dạng giới riêng và đa dạng mà được gọi chung là cộng đồng LGBTQ”

“Lớp con có một bạn, sau khi học xong chủ đề này bạn đã nhận ra mình có sự khác biệt về Giới so với các bạn cùng lớp.

Bạn đã chủ động nói chuyện với bố mẹ về giới tính của mình và bố mẹ không phản đối hay ngăn cản. Bạn cũng mạnh dạn nói với các bạn trong lớp về giới tính của mình. Cả lớp vẫn thân thiện và tôn trọng bạn.”

Học sinh LGBTQ phải đối mặt với những thách thức ngay trong đời sống thường ngày bao gồm phản ứng tiêu cực của gia đình đối với tính dục hoặc bản dạng giới của họ, cùng với nỗi lo sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

Các học sinh nam mà thấy những bạn cùng giới không mạnh bạo là thường hay bắt nạt, chế giễu và gắn nhãn như “công chúa”, “cô nương”. Các em chịu phân biệt đối xử và thường bị các bạn bỏ rơi trong hoạt động vui chơi và học tập

Tiếp theo